Các bình diện cơ bản của đối tượng truyền thông Đối tượng truyền thông

Bình diện thứ nhất

Nghiên cứu nhân khẩu học xã hội, bao gồm các thông số như tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, dân tộc, đảng phái chính trị, địa bàn sống và mức sống… Trong xã hội học, người ta gọi là những biến số độc lập. Những biến số này có tính ổn định cao, ít thay đổi và đây không phải là mục tiêu trực tiếp nhằm thay đổi của truyền thông, nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành những biến số phụ thuộc – mục tiêu can thiệu của truyền thông

Bình diện thứ hai

Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng – nhóm đối tượng, về vấn đề sắp sửa truyền thông, bao gồm cả tâm lý, tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng, thị hiếu sở thích, những mong đợi … của đối tượng truyền thông – xã hội học gọi là những biến số phụ thuộc. Đây là cơ sở trực tiếp cho việc xác định mục tiêu cụ thể, thiết kế thông điệp, nội dung và phương thức can thiệp của chiến dịch truyền thông vào nhóm đối tượng cụ thể. Nếu không có đủ cơ sở chắc chắn, tin cậy về bình diện này thì khó có thể thiết kế thông điệp phù hợp và được đối tượng truyền thông tiếp nhận

Bình diện thứ ba

Nghiên cứu thói quen, sở thích của đối tượng truyền thông trong việc tiếp nhận các sản phẩm truyền thông. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm xác định con đường, cách thức chiển tải thông điệp đến cho đối tượng truyền thông một cách hiệu quả nhất.Mỗi nhóm đối tượng truyền thông , do điều kiện, mức sống cũng như môi trươnghf và các mối quan hệ công việc mà họ có những sở thích và thói quen trong việc tiếp nhận sản phẩm truyền thông. Ở đây có thể chú ý ba cấp độ:Thứ nhất, nhóm đối tượng cụ thể này thường tiếp nhận thông điệp qua kênh truyền thông nào? Trực tiếp hay gián tiếp? Họ thường nghe đài hay xem truyền hình, hay đọc báo in và các ấn phẩm in ấn (tờ rơi, áp phích, panô hay truy cập mạng Internet?). Họ thuận tiện trong việc tiếp nhận thông điệp qua báo bảng điện tử hay e-mail, qua thư cá nhân hay truyền thông trực tiếp?Thứ hai, họ thích những chuyên mục nào, chương trình nào và thời gian nào thích hợp nhất để tiếp nhận (nếu phát thanh, truyền hình) và loại báo nào (nhật báo, bá chiều hay báo thưa kỳ, hay tạp chí…?)Thứ ba, đối tượng thường thích thể loại, cách thức, giọng điệu nào? Nhà truyền thông, nói chung, luôn luôn tìm con đường đến với đối tượng truyền thông của mình ngắn nhất, thâm nhập nhanh nhất và thuyết phục, lôi kéo họ nhanh chóng và bền vững nhất.